TỔNG KẾT HỘI THẢO KHOA HỌC: “PHÁP LUẬT VÀ CÔNG NGHỆ MỚI"

Sự tiến bộ của công nghệ số đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực trong đời sống, bao gồm cả lĩnh vực pháp luật. Các khái niệm như trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo hay tài sản số ngày càng được đề cập trong các văn bản pháp lý và được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong hoạt động pháp luật. Sáng ngày 16/4/2025, Chi hội Luật gia Trường Đại học Kinh tế - Luật đã phối hợp cùng Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM (UEL) mang đến Hội thảo khoa học “Pháp luật và Công nghệ mới”, tạo cơ hội để nhiều ý kiến chuyên sâu được chia sẻ và thảo luận.

Không khí mở đầu Hội thảo khoa học “Pháp luật và Công nghệ mới”

PGS.TS. Lê Vũ Nam phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học “Pháp luật và Công nghệ mới”

PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường Đại học Kinh tế - Luật, cho biết quyền tiếp cận công lý là một quyền có tính chất phổ quát nhất của mỗi con người. Hiện nay có rất nhiều công cụ AI mà bất cứ người dân nào cũng có thể tiếp cận và được AI giải đáp, hướng dẫn thậm chí là đưa ra giải pháp về một vấn đề pháp lý.Tuy nhiên đối với lĩnh vực pháp lý là lĩnh vực có tính chất chuyên ngành thì AI vẫn có thể mang lại những rủi ro mà người sử dụng gặp phải.

Một trong những điểm đáng lưu ý trong quá trình nghiên cứu chủ đề công nghệ mới trong pháp luật là bài toán khó về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân rò rỉ. Theo PGS.TS. Trần Thăng Long, Trường Đại học Luật TP.HCM, trong nền kinh tế số hiện nay dữ liệu cá nhân có vai trò rất quan trọng. Dù vậy, thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho thấy các quy định còn phân tán, thiếu chi tiết và yếu thực thi, dẫn đến chưa tạo dựng được nền tảng cho sự phát triển của công nghệ số nói riêng và nền kinh tế số nói chung. 

Cũng tại dự thảo, Luật gia Ngô Minh Tín, Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Trường Đại học Kinh tế - Luật đề xuất hoàn thiện chi tiết hơn Điều 8 của dự thảo luật về khái niệm về tài sản số nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong nhận diện và quản lý tài sản số tại Việt Nam.

Thông qua 2 phiên trao đổi do ban chủ tọa điều hành cùng những trình bày đầy xuất sắc với nhiều ý kiến đổi mới, sáng tạo, các chuyên gia, luật gia và nhà nghiên cứu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, với mục tiêu xây dựng một khung pháp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghệ, vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó các bạn sinh viên đăng ký tham gia hội thảo đã được trang bị thêm được nhiều kiến thức mới cũng như học hỏi thêm được nhiều kỹ năng diễn thuyết từ các chuyên gia có mặt ngày hôm nay. 

Hội thảo cũng đưa ra những vấn đề mới trong việc truyền tải pháp lý về công nghệ đến với chương trình đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - Luật trong thời đại công nghệ vươn tầm, nhu cầu tăng tiến: “Đây là vấn đề đã được đề xuất và nghiên cứu triển khai tại UEL. Trong thời gian gần nhất chúng tôi sẽ khẩn trương nghiên cứu về việc mở ngành Luật và công nghệ mới” - PGS.TS Ngô Hữu Phước - Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Luật Kinh tế UEL chia sẻ.

Chi hội Luật gia Trường Đại học Kinh tế - Luật  xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các chuyên gia, luật gia, nhà nghiên cứu cũng như toàn thể sinh viên đã dành thời gian tham gia buổi hội thảo này. Chúc quý vị luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt, gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực mới.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

_______

Chi tiết liên hệ Chi hội Luật gia UEL:

🖥️ Fanpage: luatgia.uel.edu.vn

📩 Gmail: luatgia@uel.edu.vn

📞 Phone: 093 635 23